RAM – Thiết bị lưu trữ phổ biến hiện nay cho nhiều nền tảng công nghệ. Hãy cùng theo dõi Kho Server để xem cấu tạo, chức năng cũng như các thông số của RAM là gì nhé!

RAM là gì? 

RAM trong tiếng anh được gọi là Random Access Memory, còn được gọi tắt với tên gọi là RAM, thực tế trong từ tiếng việt nó được gọi là bộ xử lý trong. Đây là một trong những yếu tố quan trọng bên cạnh vi xử lý.

RAM là một bộ nhớ tạm của máy giúp lưu trữ thông tin hiện hành để CPU có thể truy xuất và xử lý, nói một cách đơn giản thì RAM cung cấp quyền truy cập đọc và ghi nhanh vào thiết bị lưu trữ. RAM không thể lưu trữ được dữ liệu khi mất nguồn điện cung cấp. Nếu như thiết bị mất nguồn, tắt máy thì dữ liệu trên RAM sẽ bị mất.

Cấu tạo và chức năng của RAM

Cấu tạo của RAM

RAM ra đời từ khi xuất hiện những máy tính đầu tiên từ những năm 1940. Bộ nhớ lõi từ được cấu tạo dựa vào một loạt các vòng từ hóa. Ngày nay nhờ sự phát triển của công nghệ và sự cải tiến trong sản phẩm, RAM được thiết kế với nhiều chi tiết nhỏ gọn kết hợp lại với nhau, bao quanh là các chip nhớ điện trở và tụ điện với chức năng ổn định điện áp và chính xác cho các chip nhớ.

Chi tiết đến từ các bản mạch in của RAM với nhiều lớp đồng khác nhau thường có từ 6 lớp đến 8 lớp tùy thuộc vào chất lượng sản phẩm qua lớp cắt ngang. Các lớp đồng này kết nối với nhau dựa trên quy trình sản xuất mạch in phản ứng hóa học phức tạp.

Về phần chân cắm của RAM được mạ vàng để tăng khả năng dẫn truyền dữ liệu và chống tác tác hại của oxy hóa.

Chức năng của RAM

RAM có một tính năng không ổn định đó là không thể lưu trữ bất kỳ dữ liệu nào một cách vĩnh viễn.

RAM chỉ được so sánh với một bộ nhớ ngắn hạn của một người và ổ đĩa cứng với bộ nhớ dài hạn của một người. Bộ nhớ ngắn hạn này được tập trung vào công việc ngay lập tức, nhưng nó chỉ có thể giữ một số lượng hạn chế cá sự kiện trong bất kỳ lúc nào. Khi trí nhớ ngắn hạn của một người được lấp đầy, nó có thể làm việc được với các sự kiện được lưu trữ trong bộ nhớ dài hạn của não bộ.

RAM cũng vậy nó cũng hoạt động theo cơ chế giống như não bộ người, khi RAM đầy, bộ xử lý máy tính phải liên tục vào đĩa cứng để phủ dữ liệu cũ trong RAM với dữ liệu mới. Chính quá trình này là một trong những lý do làm chậm hoạt động của máy tính.

Tác dụng và nguyên lý hoạt động của RAM 

Tác dụng của RAM

Tới đây ai cũng biết RAM là một bộ nhớ tạm thời, có nghĩa là khi chúng ta khởi động các bộ phận của hệ điều hành và các trình điều khiển sẽ được tải vào bộ nhớ, cho phép các CPU xử lý các hướng dẫn nhanh hơn và tăng tốc quá trình khởi động, sau khi hệ điều hành đã được khởi động xong, mỗi chương trình bạn mở sẽ được tải vào bộ nhớ trong khi nó đang chạy. Nếu quá nhiều chương trình được mở, máy tính sẽ tự động trao đổi bộ nhớ giữa RAM và ổ đĩa cứng.

Nguyên lý hoạt động của RAM

Nhắc đến quá trình làm việc của RAM chính là nhắc đến công dụng của thiết bị này. RAM sẽ kết hợp với bộ nhớ máy tính nhằm điều khiển, truy cập và sử dụng các dữ liệu.

Khi dữ liệu được chuyển từ CPU đến RAM để lưu trữ tạm thời ở đó, vùng nhớ của RAM đã bị chiếm đóng trước đó sẽ được hoàn trả lại khi người dùng tắt các ứng dụng, tắt máy tính. Bộ nhớ của RAM đủ lớn để lưu trữ nhiều dữ liệu khác nhau nhưng vẫn có giới hạn nhất định.

Chi tiết hơn chính là khi chúng ta mở một ứng dụng bất kỳ trên một thiết bị điện tử, dữ liệu của phần mềm sẽ được truyền từ ổ cứng và lưu trữ tại RAM, lúc này CPU sẽ trực tiếp truy xuất và lấy dữ liệu từ RAM để hiển thị và đáp lại các thao tác của người dùng.

Các thông số của RAM

Để nắm bắt rõ ràng hơn về RAM hay cùng tìm hiểu về các thông số cơ bản của RAM:

  • Dung lượng RAM: khi mau RAM người ta thường để ý đến dung lượng xem loại nào sẽ đáp ứng được nhu cầu sử dụng của mình. Dung lượng RAM được tính bằng MB và GB. Các RAM hiện nay được thiết kế với dung lượng từ (256, 512)MB, (1, 2, 3, 4, 8, …)GB. Dung lượng RAM càng lớn thì không gian lưu trữ dữ liệu càng nhiều điều này có lợi nhiều hơn đến người sử dụng. Tuy nhiên không phải loại RAM dung lượng lớn nào cũng phù hợp với hệ thống phần cứng và CPU.
  • Bus RAM: có 2 loại cơ bản là BUS Speed (Bus tốc độ) và BUS Width(Bus chiều rộng).

Các loại RAM phổ biến trên thị trường hiện nay

Hiện nay trên thị trường có các loại RAM thông dụng được bán phổ biến nhất hiện nay như DDR3, DDR4 hoặc các loại RAM tiết kiệm điện năng như DDR4-L, DDR3-L.

RAM được chia thành 2 loại chính đó là: SRAM VÀ DRAM.

  • SRAM: là một RAM tĩnh không bị mất các nội dung sau khi nạp trừ từ lúc khởi động máy tính. Các nội dung được ứng dụng lưu trữ dữ liệu khởi động.
  • DRAM: ngược lại với SRAM, DRAM là một RAM động đây là phần lưu trữ dữ liệu tạm thời khi chạy các ứng dụng. Sau khi các ứng dụng được đóng lại hay được người dùng tắt máy thì các vùng nhớ bị chiếm dữ để lưu trữ sẽ được trả lại.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *